Bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích) là hội chứng thường gặp trong xã hội ngày nay và có thể được kiểm soát bằng những bài tập hàng ngày. Những bài tập này có thể giúp cho người bệnh chủ động tiểu tiện hơn, bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn mà không bị rò rỉ hay cần phải đi tiểu gấp, cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh.

Thói quen tiểu tiện bình thường là như thế nào?

Thông thường, một người uống khoảng 1,5l đến 2l nước sẽ đi tiểu từ 5-7 lần mỗi ngày, tần suất thường là một lần ngay sau khi thức dậy, 4 lần trong ngày và một lần trước khi đi ngủ. Ở người già, nhịp độ đi tiểu có thể thay đổi do người lớn tuổi thường tiết nhiều nước tiểu về đêm hơn, do đó, họ phải đi tiểu trong đêm thường xuyên hơn so với ban ngày.

Thông thường mỗi người đi tiểu 5-7 lần mỗi ngày

>>> Xem thêm: Mỗi người đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày thì được gọi là tiểu nhiều lần?

Các bài tập luyện cho người mắc bàng quang tăng hoạt

Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt không cần dùng đến thuốc ngày càng được mọi người quan tâm vì sử dụng thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài tập luyện dành cho người mắc bàng quang tăng hoạt giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp

Bệnh nhân bị tiểu gấp hoặc tiểu gấp không kiểm soát có khuynh hướng vội vã vào nhà vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc tiểu. Hành động này làm tăng áp lực trong bụng, dễ kích thích bàng quang co bóp nên càng làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn kìm nén cảm giác mắc tiểu:

- Ngồi xuống, hít thở sâu và thư giãn

- Làm xao nhãng cảm giác muốn tiểu (chẳng hạn như tập trung chơi ô sắp chữ, hoặc suy nghĩ về những việc khác, hoặc đếm số thứ tự từ 1 đến 100...)

- Chủ động co thắt cơ đáy chậu (hoặc co thắt mạnh và nhanh 5-6 lần, co thắt vừa phải và giữ 10 giây). Việc làm này có thể ngăn chặn sự co thắt trong niệu đạo, tránh nước tiểu đi xuống đầu niệu đạo làm kích thích cơ chóp bàng quang.

Tập luyện bàng quang

Bình thường bàng quang chứa được 400-620ml nước tiểu thì mới có phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên, ở những người có hội chứng bàng quang kích thích, thì có khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ khoảng 100-150ml là đã có cảm giác buồn tiểu. Vì thế, muốn cải thiện các triệu chứng do bàng quang kích thích gây ra, cần tăng cường sức khỏe bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang bằng các bài tập, như:

Tập đi tiểu theo giờ

Nhiều bệnh nhân thường cố đi tiểu nhiều lần để tránh bị són tiểu mà không ý thức được rằng việc làm này có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh. Vì thế, bạn nên có kế hoạch đi tiểu theo giờ, tập kìm nén cảm giác mắc tiểu nếu chưa đến thời gian quy định, khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 2-3h, và không nên có thói quen đi tiểu ngay khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang. Việc lên kế hoạch cũng nên uyển chuyển, không nên quá cứng nhắc, tùy vào dung tích chứa của bàng quang, lượng nước uống hàng ngày, loại công việc, nhiệt độ của môi trường làm việc...

Bạn nên tập kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu, bắt đầu từ 30 phút và dần dần tăng lên khoảng 3,4h.

Bạn nên có kế hoạch đi tiểu theo giờ để tập luyện bàng quang

Luyện tập bài tập kép

Đây là việc đi tiểu hai lần trong thời gian ngắn. Cụ thể, sau khi đã đi tiểu, hãy chờ 20-30s sau đó nghiêng người về phía trước và cố gắng đi tiểu một lần nữa. Việc làm này tuy đơn giản nhưng có thể làm trống hoàn toàn bàng quang, giúp hỗ trợ điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả.

Bài tập Kegels

Cơ sàn chậu là cơ quan chính chịu trách nhiệm giữ nước tiểu trong bàng quang không bị rò rỉ ra ngoài. Những người có cơ sàn chậu suy yếu thường sẽ bị són tiểu ra quần, tiểu không tự chủ và khó kiểm soát dòng chảy của nước tiểu.

Vì thế, trong nhiều phương pháp điều trị bàng quang hoạt động quá mức thì bài tập về cơ sàn chậu là một lựa chọn mang lại hiệu quả cao và hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thực hiện các bài tập Kegels để tăng cường hỗ trợ các cơ sàn chậu. Tuy nhiên, một trong những khó khăn khi thực hiện phải xác định được vị trí nhóm cơ này. Bởi nếu bạn tập luyện với nhóm cơ khác thì có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Xác định nhóm cơ này được thực hiện bằng cách: Hãy nghĩ rằng bạn đang đi tiểu, có người gõ cửa và bạn phải ngừng đi tiểu ngay lập tức. Nhóm cơ thực hiện hành động này chính là nhóm cơ sàn chậu, cảm nhận nó một cách thật chính xác. Bạn cũng có thể tưởng tượng như cảm giác cần đi đại tiện nhưng phải nín lại.

Trong trường hợp bạn không tự mình xác định được cơ sàn chậu thì nên tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu, không nên tự ý tập luyện vì có thể sẽ làm tăng thêm áp lực lên bàng quang.

Sau khi xác định được nhóm cơ thì bạn có thể tiến hành tập luyện theo các bước sau:

Giữ hoặc bóp cơ sàn chậu trong 3 giây, sau đó thư giãn trong 3 giây. Đảm bảo không để thắt chặt dạ dày hoặc cơ đùi của bạn và đừng lo lắng nếu bạn không thể kéo dài cả 3 giây trong lần thử đầu tiên.

Để thử các bài tập nâng cao hơn, thực hành tăng thời gian bạn đang giữ lên 5 giây.

Lặp lại toàn bộ quá trình này 15 lần trong một phiên tập. Tốt nhất nên làm chúng mỗi ngày, theo lịch trình định kỳ. Khi bạn tiến bộ hơn, bạn có thể tăng phiên Kegels lên 3 phiên một ngày. Mỗi tuần, tăng thời gian giữ của bạn thêm 1 giây cho đến khi bạn có thể co bóp trong 10 giây cho mỗi bài tập Kegels.

Phụ nữ có thể thử kết hợp các quả bóng Kegel, những quả bóng nhỏ mà bạn chèn vào âm đạo để tập thể dục cơ sàn chậu. Hiện thị trường cũng có các thiết bị kích thích phù hợp với các bài tập Kegel.

bai-tap-kegel.jpg

Những bài tập Kegels rất tốt cho người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt

Dùng sản phẩm thảo dược - Giải pháp giúp cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Ngày này nhiều người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt thường tìm đến những thảo dược thiên nhiên như một phương pháp an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài. Một trong những sản phẩm được mọi người tin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương.

Sản phẩm có thành phần chính là Bạch tật lê giúp tăng trương lực cơ, trong đó có cơ bàng quang, do vậy giúp co giãn bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang, hạn chế các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… hiệu quả. Ngoài Bạch tật lê, sản phẩm còn kết hợp thêm những thành phần thảo dược quý khác như cao Chi tử, cao Hoàng cầm, cao Trinh nữ hoàng cung, chiết xuất hạt bí ngô, Soy isoflavones… có thể làm giảm viêm, giảm kích thích bàng quang, chống oxy hóa và chống lại các yếu tố, nguyên nhân làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước tiểu, từ đó làm giúp cải thiện các triệu chứng hội chứng bàng quang kích thích hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn cho người sử dụng, không tương tác với các thuốc khác, có thể sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương tác động vào các nguyên nhân và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, có thể được sử dụng cho mọi đối tượng mà không gây ra tác dụng phụ.

z2880816810116_b0d85955ae4531499ae498f6b8120337.jpg

Ích Tiểu Vương - Kiểm soát bàng quang, làm chủ tiểu tiện

dat mua

Bài viết đã cung cấp cho bạn một số phương pháp tập luyện có thể giúp kiểm soát hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả. Nếu bạn đang ở trong tình trạng như vậy thì ngoài việc áp dụng những phương pháp được nêu ra trong bài viết thì hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!

Đánh giá nói gì về hội chứng bàng quang tăng hoat, bàng quang kích thích?

Bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích) ngày càng có xu hướng gia tăng và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến người mắc. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Trần Đình Ngạn về dấu hiệu nhận biết căn bệnh phổ biến này:

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề hội chứng bàng quang tăng hoạt và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0902207582.

Hải Minh

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh