Bàng quang tăng hoạt hay hội chứng bàng quang kích thích (OAB) là một trong những tình trạng phổ biến ở đường tiết niệu. Ngày nay, tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt ngày càng gia tăng, nhất là ở phụ nữ, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống và công việc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thế nào là hội chứng bàng quang tăng hoạt, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích) là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, co bóp liên tục dẫn đến kích thích phản xạ đi tiểu. Những co bóp này thường tự phát và không thể kìm hãm, khiến người bệnh mắc chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són... 

Tình trạng này kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiểu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… Hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở cả nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau (lần lượt là 16% và 17%). Khả năng mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, ở nữ thường gặp sau 44 tuổi, ở nam thường sau 64 tuổi. 

Muốn cải thiện những triệu chứng của bàng quang tăng hoạt thì phải tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang, điều trị nguyên nhân bằng các liệu pháp thay đổi hành vi, cải thiện lối sống hàng ngày. Nếu những phương pháp này không hiệu quả thì các chuyên gia mới khuyên nên sử dụng thuốc để điều trị.

bang-quang-tang-hoat-la-tinh-trang-cac-co-bang-quang-hoat-dong-qua-muc.webp

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang hoạt động quá mức

Triệu chứng của hội chứng bàng quang tăng hoạt

Nhiều người nghĩ rằng những rối loạn tiểu tiện như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát… thường do nguyên nhân tại thận gây ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hội chứng bàng quang tăng hoạt mới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, tiêu biểu như:

  • Tiểu gấp: Cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát.
  • Tiểu không kiểm soát: Là tình trạng tiểu són thường gặp ngay sau khi có cảm giác tiểu gấp.
  • Tiểu nhiều lần: Hội chứng bàng quang tăng hoạt khiến bệnh nhân đi tiểu thường xuyên, thường là 8 lần trở lên trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần thường rất ít.
  • Tiểu đêm: Thức dậy 2 hoặc nhiều lần trong đêm để đi tiểu, khi tình trạng nặng bệnh nhân có thể đi tiểu 5-6 lần/đêm.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt

Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt là do các cơ của bàng quang bắt đầu co thắt ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang chưa đầy. Tình trạng này thường khởi phát do một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, tiểu đường, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, bất thường trong bàng quang…

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm:

  • Thuốc làm tăng khả năng sản xuất nước tiểu hoặc yêu cầu cần uống nhiều nước.
  • Bổ sung lượng lớn cafein, rượu và các chất kích thích.
  • Do giảm chức năng nhận thức của não, khiến bàng quang không hiểu được tín hiệu từ não chuyển đến.
  • Đi lại khó khăn, có thể dẫn đến tình trạng căng tức bàng quang nếu bạn không thể vào phòng vệ sinh nhanh chóng.
  • Không làm rỗng bàng quang hoàn toàn, có thể dẫn đến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

ton-thuong-he-tiet-nieu-co-the-dan-den-hoi-chung-bang-quang-tang-hoat.webp

Tổn thương hệ tiết niệu có thể dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt

Chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt như thế nào?

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng về các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm, cụ thể như:

  • Phân tích nước tiểu: Khi nghi ngờ bàng quang hoạt động quá mức, một trong số những xét nghiệm thường được thực hiện là phân tích mẫu nước tiểu để xác định nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu…
  • Siêu âm bàng quang: Xét nghiệm này cho phép chuyên gia đo được lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang khi bạn vừa đi tiểu xong.
  • Xét nghiệm urodynamic: Đây là xét nghiệm có thể đánh giá khả năng giữ và lưu trữ nước tiểu của bàng quang để có liệu pháp điều trị thích hợp.
  • Nội soi bàng quang: Nội soi bàng quang có thể chẩn đoán chính xác hơn những nguyên nhân bất thường có thể gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt. Nếu cần thiết, các chuyên gia có thể chỉ định sinh thiết bàng quang để có những kết luận chính xác nhất.

Phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, tâm lý và công việc của người mắc. Một số phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp bạn hạn chế các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức, bao gồm:

Tập đi tiểu theo giờ

Nhiều người thường đi tiểu nhiều lần để tránh bị són tiểu mà không ý thức được rằng đây là thói quen xấu, có thể làm nặng hơn tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Bệnh nhân nên lập kế hoạch đi tiểu theo giờ, kìm nén cảm giác mắc tiểu nếu chưa đến thời gian quy định. Thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 2-3 giờ và không nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu.

nguoi-benh-co-the-lap-thoi-gian-bieu-de-kiem-soat-tieu-tien.webp

Người bệnh có thể lập thời gian biểu để kiểm soát tiểu tiện

>>> Xem thêm: Bài tập giúp cải thiện chứng tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một số thức ăn và đồ uống lợi tiểu gây kích thích bàng quang như cafein, bia rượu, những thức uống có đường...

Trong đó, đáng chú ý nhất là cafein, vì có rất nhiều người nghiện cà phê. Cũng không ít thực phẩm chứa cafein, đặc biệt là hơn 1000 loại thuốc tây không cần kê đơn có cafein trong thành phần. Cafein có tính lợi tiểu, làm tăng sức co bóp và kích thích bàng quang. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm có chứa cafein nếu như không muốn tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Điều chỉnh cân nặng

Béo phì sẽ gây tăng áp lực trong bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu, làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng bàng quang tăng hoạt. Vì thế, giảm cân là biện pháp quan trọng nhằm cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Điều trị táo bón

Táo bón mạn tính là một trong những yếu tố nguy cơ của hội chứng bàng quang tăng hoạt. Tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt ở những người táo bón cao hơn, bao gồm cả nam và nữ. Vì thế, điều trị táo bón có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt như tiểu gấp và tiểu nhiều lần.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức thường tập trung làm giảm triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu gấp… Phổ biến nhất là thuốc kháng cholinergic (antimuscarinics). 

Nhóm thuốc này giúp làm thư giãn cơ bàng quang, giảm khả năng hoạt động từ đó cải thiện triệu chứng hiệu quả. Một số thuốc thường gặp trên thị trường gồm solifenacin, tolterodine, fesoterodine, oxybutynin…

Thuốc điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng và táo bón. Nhưng nếu uống nước để hạn chế những tác dụng phụ này thì sẽ làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

hoi-chung-bang-quang-kich-thich-co-the-duoc-dieu-tri-bang-thuoc.webp

Hội chứng bàng quang kích thích có thể được điều trị bằng thuốc

Tiêm Botox 

Botox được tiêm trực tiếp nhiều lần qua nội soi bàng quang vào cơ bắp thịt có tác dụng làm giảm sự co bóp và teo cơ tại vị trí tiêm. Cách này có thể được thực hiện tại phòng khám qua gây tê cục bộ bằng cách sử dụng lidocain.

Kích thích dây thần kinh

Dây thần kinh cùng mang tín hiệu giữa tủy sống và dây thần kinh trong các mô của bàng quang. Điều chỉnh các xung động thần kinh có thể cải thiện triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức. 

Phương pháp này tiến hành kích thích rễ thần kinh S3 bằng một máy phát xung điện được cấy ghép dưới mông. Ngoài ra, có thể dùng cách kích thích thần kinh xương chày. 

Cụ thể, một tín hiệu điện bên ngoài được gửi qua dây thần kinh chày ngược dòng đến đám rối xương cùng, thông qua một cây kim nhỏ cắm vào cẳng chân gần mắt cá chân. Cách tiếp cận này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1983, có rủi ro thấp và cho thấy tỷ lệ thành công 60–80%. 

Phương pháp phẫu thuật

Trường hợp hội chứng bàng quang tăng hoạt nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này giúp làm tăng kích thước của bàng quang bằng cách thêm vào diện tích bề mặt bên trong bàng quang với sự xen kẽ của một vòng 10–15 cm của ruột non hoặc dạ dày. Đây được gọi là phẫu thuật tạo hình lồng ruột tăng cường.

phuong-phap-phau-thuat-thuong-duoc-chi-dinh-cho-nguoi-tre.webp

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho người trẻ

>>> Xem thêm: Những vị thuốc chữa bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Ích Tiểu Vương giúp cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt, cần tăng cường trương lực cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng. Hiểu được tâm lý đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Ích Tiểu Vương với thành phần chính là bạch tật lê, vừa an toàn, hiệu quả lại tiện dùng.

Sản phẩm có thành phần chính bạch tật lê không chỉ giúp giảm triệu chứng của bàng quang tăng hoạt mà còn làm tăng trương lực cơ bàng quang, từ đó tăng lượng nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang, tác dụng lên nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, hạn chế chứng tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu són… hiệu quả. 

Ngoài bạch tật lê, Ích Tiểu Vương còn kết hợp thêm nhiều thành phần thảo dược quý khác như cao chi tử, cao hoàng cầm, cao trinh nữ hoàng cung, chiết xuất hạt bí ngô, soy isoflavones,… giúp giảm viêm, giảm kích thích bàng quang, chống oxy hóa và chống lại các yếu tố, tác nhân làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước tiểu, từ đó cải thiện triệu chứng hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả. 

Đặc biệt, hầu hết người dùng Ích Tiểu Vương chia sẻ sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:

  • Sau 1 - 4 tuần: Chứng bàng quang tăng hoạt bước đầu có dấu hiệu cải thiện. Số lần đi tiểu giảm hơn trước. Người dùng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tự tin hơn. 
  • Sau 1 - 3 tháng: Trương lực cơ bàng quang, cơ sàn chậu cải thiện đáng kể, khả năng chứa nước tiểu của bàng quang nhờ đó được tăng cường. Người dùng cảm thấy vui vẻ, tự tin đi chơi, đi làm, ngồi lâu mà không phải lo lắng đi tiểu nhiều lần như trước, tâm lý và sức khỏe cải thiện rõ rệt. 
  • Sau 3 tháng: Nhiều người đã không thấy các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt. Lượng nước tiểu và số lần đi tiểu như bình thường, cơ thể hoàn toàn thoải mái, dễ chịu, tự tin trong cuộc sống, không còn bất tiện như trước.

ich-tieu-vuong-san-pham-thao-duoc-giup-cai-thien-hoi-chung-bang-quang-tang-hoat-hieu-qua.webp

Ích Tiểu Vương - Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả

nut-dat-mua.webp

Sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn cho người sử dụng, không tương tác với các thuốc khác, có thể sử dụng lâu dài. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương tác động vào nguyên nhân và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, có thể được sử dụng cho mọi đối tượng bị hội chứng bàng quang tăng hoạt, mắc những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không kiểm soát, tiểu són, tiểu đêm thường xuyên,… Bạn hãy sử dụng Ích Tiểu Vương mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

Kinh nghiệm người dùng

Ích Tiểu Vương giúp tăng cường sức khỏe cơ bàng quang, cải thiện rối loạn tiểu tiện do bàng quang tăng hoạt hiệu quả. Như trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Thanh (sinh năm 1934, ở thôn Yên Lịch, xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) tuổi đã cao nên cơ bàng quang suy yếu, rối loạn. Ban ngày buồn tiểu thì ông biết, thường đi tiểu ngay nhưng đêm đến thì nước tiểu cứ thế tự động tràn ra, không kiểm soát được. Kết quả là sáng sáng, con cháu “tha hồ” giặt giũ chăn màn, giường chiếu cho ông. Thế nhưng may mắn thay, nhờ biết Ích Tiểu Vương mà tình trạng tiểu không tự chủ của ông đã cải thiện chỉ sau 2 tháng.

>>> Xem chi tiết về chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Thanh TẠI ĐÂY!

Hội chứng bàng quang tăng hoạt không gây nguy hiểm những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người bệnh. Để có thể kiểm soát tốt hội chứng bàng quang tăng hoạt, người bệnh nên phối hợp nhiều phương pháp điều trị, trong đó có sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Tiểu Vương.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề hội chứng bàng quang tăng hoạt và đặt mua sản phẩm Ích Tiểu Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline (zalo/ viber): 0902207582.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 

Tài liệu tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5903463/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14248--overactive-bladder-

https://www.healthline.com/health/overactive-bladder