Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể gây ra nhiều rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Mọi người đều có thể mắc hội chứng này, tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn, nhất là phụ nữ mãn kinh. Vậy thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ có ảnh hưởng như thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Các dấu hiệu và triệu chứng của mãn kinh là gì?
Mãn kinh được định nghĩa là thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng mà phụ nữ trải qua. Bác sĩ thường sẽ kết luận mãn kinh khi bạn không có kinh nguyệt trong khoảng 12 tháng. Khi đó, họ sẽ xem như chu kỳ kinh nguyệt của bạn đã thực sự kết thúc.
Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể trải qua nhiều thay đổi, trong đó có thay đổi về nồng độ hormone. Tuy nhiên, những thay đổi này có thể xuất hiện vài năm trước thời kỳ mãn sinh thực sự và gây ra nhiều “bỡ ngỡ” cho phụ nữ.
Hầu hết phụ nữ sẽ mãn kinh trong độ tuổi bốn mươi đến năm mươi. Ở Mỹ, độ tuổi mãn kinh trung bình là 51.
Trước và trong thời kỳ mãn kinh, có thể gặp một số dấu hiệu và triệu chứng nhất định, bao gồm:
- Khó ngủ
- Thay đổi cảm xúc trong chuyện chăn gối
- Thay đổi tâm trạng, thường dễ xúc động và cáu gắt hơn thường ngày
- Thay đổi về âm đạo
- Thay đổi về vấn đề kiểm soát bàng quang, thường gặp nhất là tình trạng bàng quang tăng hoạt động quá mức.
Phụ nữ mãn kinh thường thay đổi tâm lý
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người mắc bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?
Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, gây ra một loạt những rối loạn tiểu tiện, bao gồm:
- Tiểu nhiều lần trong ngày
- Tiểu gấp
- Tiểu không tự chủ
- Tiểu đêm
Bàng quang tăng hoạt gây ra nhiều rối loạn tiểu tiện
Ở người tuổi cao, những rối loạn bệnh lý tưởng chừng vô hại này có thể là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như tai biến, đột quỵ do làm tăng nguy cơ té ngã khi đang vội vã vào nhà vệ sinh hoặc phòng tắm, đó là còn chưa kể đến trường hợp phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu khi các cơ quan của cơ thể vẫn đang “mơ ngủ”.
Một lý do nữa khiến bạn không nên chủ quan khi mắc chứng bệnh này ở độ tuổi mãn kinh đó là tỷ lệ người già bị loãng xương ngày càng gia tăng, những cú ngã dù nhẹ cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng phụ nữ lớn tuổi mắc hội chứng bàng quang kích thích thường có những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như giảm khả năng tự đánh giá, chất lượng giấc ngủ kém và làm suy yếu sức khỏe tổng thể.
>>> Xem thêm: Top 7 cách điều trị cho hội chứng bàng quang tăng hoạt
Tại sao phụ nữ mãn kinh thường mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt quá mức?
Một báo cáo cho biết, có đến ¼ phụ nữ trưởng thành mắc những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm, tiểu khó, đôi khi còn “tè cả ra quần”. Một số nguyên nhân có thể được kể đến như:
Nồng độ estrogen giảm làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt
Cũng như các hormone khác trong cơ thể, nồng độ hormone estrogen giảm nhiều trong thời kỳ mãn kinh. Đây là một trong những lý do khiến cho tỷ lệ phụ nữ cao tuổi thường gặp những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu khó, tiểu đêm, tiểu không tự chủ do hội chứng bàng quang kích thích gây ra.
Nồng độ hormone estrogen thường giảm ở phụ nữ mãn kinh
Estrogen là hormone sinh dục nữ chính trong cơ thể, hầu hết do buồng trứng sản xuất. Đây là một hormone đóng vai trò quan trọng cho những ham muốn tình dục và khả năng sinh sản của bạn. Ngoài ra, hormone estrogen cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan và mô khác trong cơ thể, bao gồm cả cơ xương chậu và đường tiết niệu.
Trước thời kỳ mãn kinh, cơ thể có “dồi dào” nồng độ hormone estrogen, do đó giúp duy trì sức khỏe và tính linh hoạt của các cơ quan vùng chậu và đặc biệt là bàng quang. Tuy nhiên, trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm đi đáng kể, khiến cho các mô trong cơ thể yếu đi. Không những thế, các chuyên gia còn cho rằng, nồng độ estrogen giảm cũng góp phần làm tăng áp lực vào các cơ xung quanh niệu đạo, dẫn đến làm giảm lượng nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang.
Chưa dừng lại ở đó, những thay đổi về nồng độ hormone cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nhất là trong thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh. Những người nhiễm trùng đường tiết niệu có thể có các triệu chứng giống như hội chứng bàng quang kích thích. Vì thế, nếu bạn cảm thấy cơ thể có gì khác lạ thì nên nói chuyện với bác sĩ để có những phác đồ điều trị hợp lý.
Sinh con, chấn thương và các nguyên nhân khác
Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng lên những rối loạn ở sàn chậu, bao gồm cả hội chứng bàng quang tăng hoạt.
Ngoài ra, một số giai đoạn trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến bàng quang như mang thai và sinh con. Những quá trình sinh lý này thường sẽ làm suy yếu cơ sàn chậu và dây chằng hỗ trợ bàng quang, nhất là với những người sinh thường.
Một lý do khác cũng được nhắc đến là tổn thương thần kinh do bệnh tật và chấn thương. Những bệnh lý này thường tăng lên ở những người tuổi cao, có thể gây ra những ảnh hưởng trong việc dẫn truyền tín hiệu đi khắp cơ thể, trong đó có việc dẫn truyền phản xạ đi tiểu bình thường.
>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị tốt nhất cho người mắc bàng quang tăng hoạt quá mức
Làm như thế nào để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả?
Tỷ lệ những người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt trên thế giới không phải là nhỏ. May mắn thay, hầu hết những trường hợp nhẹ có thể được kiểm soát nhờ những biện pháp sau:
Bài tập Kegel: Còn được gọi là bài tập cơ sàn chậu, Kegel giúp ngăn chặn các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang. Bạn nên tập luyện thường xuyên, khoảng 6-8 tuần sẽ thấy những rối loạn tiểu tiện được cải thiện đáng kể.
Đi tiểu kép: Đây là một trong những liệu pháp có thể giúp làm trống bàng quang hoàn toàn, giúp làm giảm tình trạng mắc tiểu hoài trong ngày. Sau khi đi tiểu, bạn hãy chờ vài phút rồi đi tiểu lại lần nữa bạn nhé.
Đi tiểu kép giúp làm trống bàng quang hoàn toàn
Sử dụng băng thấm tiểu: Đây là cách giúp bạn có thể tự tin ra ngoài, tham gia các hoạt động ngoài trời ngay cả khi bị tiểu són. Ngày nay, có rất nhiều loại băng són tiểu được bày bán và có tác dụng tốt, bạn có thể tìm thấy ở siêu thị hoặc hiệu thuốc.
Duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh: Chỉ số BMI là thông số cho biết tình trạng cơ thể bạn như thế nào, béo hay gầy. Những người béo phì thường có tỷ lệ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt cao hơn do làm tăng áp lực lên bàng quang. Hãy tăng cường thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày và hạn chế tinh bột để có một cơ thể khỏe mạnh là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho bạn.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể được các chuyên gia lựa chọn khi những triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bạn không được cải thiện hoặc ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.
>>> Xem thêm: Bàng quang tăng hoạt có thể được kiểm soát qua việc thay đổi lối sống
Bạch tật lê – Giải pháp mới cho những người mắc chứng bàng quang tăng hoạt
Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt như thế nào để vừa hiệu quả nhưng vẫn an toàn là vấn đề nhiều người quan tâm, nhất là với đối tượng phụ nữ mãn kinh.
Ngoài việc sử dụng những phương pháp trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, giúp hỗ trợ điều trị những rối loạn tiểu tiện do bàng quang hoạt động quá mức gây ra, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương.
Sản phẩm có thành phần chính là Bạch tật lê, giúp làm tăng trương lực cơ, tăng cường khả năng chứa đựng nước tiểu và sức khỏe bàng quang. Ngoài ra, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như cao Chi tử, cao Trinh nữ hoàng cung, cao Hoàng cầm... giúp giảm viêm, giảm kích thích bàng quang, chống oxy hóa, chống lại các tác nhân làm tắc nghẽn đường tiểu, giúp lưu thông lượng nước tiểu bình thường trong cơ thể.
Bạch tật lê – Giải pháp mới cho những người mắc chứng bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bệnh lý gây ra nhiều phiền toái cho người mắc, nhất là những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Vì thế, hãy sử dụng Ích Tiểu Vương hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!
Phụ nữ bị hội chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích) có dùng Ích Tiểu Vương được không? Chuyên gia giải đáp
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt, thường có tỷ lệ mắc những rối loạn như tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm, hội chứng bàng quang kích thích nhiều hơn nam giới. Ngày nay, sử dụng những sản phẩm thảo dược đang trở thành xu hướng bởi tác dụng hiệu quả, an toàn. Vậy với phụ nữ mắc những rối loạn tiểu tiện, hội chứng bàng quang kích thích thì sử dụng những sản phẩm thảo dược có tốt không, ví dụ như Ích Tiểu Vương? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe chuyên gia Trần Đình Ngạn phân tích trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng bàng quang tăng hoạt và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006103 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0902207582.
Thanh Tâm
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh