Bạn có thường gặp những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát…? Bạn lo lắng không biết làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Đây là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc chứng bàng quang tăng hoạt - một chứng bệnh rất thường gặp trong xã hội ngày nay, nhất là ở phụ nữ. Vậy làm thế nào để kiểm soát các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn!

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt (hay còn gọi là bàng quang kích thích) là tình trạng bàng quang co bóp quá mức trong giai đoạn làm đầy gây nên những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ…

bang-quang-tang-hoat.jpg

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Bình thường, bàng quang chứa đựng khoảng 400-620ml nước tiểu. Phản xạ đi tiểu diễn ra bình thường khi có sự kết hợp giữa các cơ sau:

- Cơ sàn chậu nằm ngay bên dưới bàng quang, có tác dụng giữ cho tất cả cơ quan ở vùng chậu đúng vị trí và làm ống niệu đạo đóng lại đều đặn.

- Cơ thắt niệu đạo là nhóm cơ bao quanh niệu đạo. Nhóm cơ này rất quan trọng để kiểm soát bàng quang, có vai trò đóng chặt bàng quang để ngăn ngừa tình trạng rò rỉ nước tiểu.

Khi các cơ này yếu đi sẽ gây ra những rối loạn tiểu tiện, hay gọi là hội chứng bàng quang tăng hoạt, dẫn đến tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm…

Top 10 cách kiểm soát bàng quang tăng hoạt quá mức

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ảnh hưởng không nhỏ cho người mắc. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng những thói quen và lối sống hàng ngày có thể giúp kiểm soát hội chứng này một cách hiệu quả. Sau đây là 10 phương pháp bạn có thể áp dụng:

1. Hạn chế thực phẩm và đồ uống gây kích thích bàng quang

Một số thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang như cafein, đồ uống có ga, đường, rượu, thức ăn cay nóng…

Cafein

Cafein là một loại thuốc lợi tiểu khiến bàng quang của bạn dễ kích thích hơn, làm trầm trọng thêm triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm…

Rượu, bia

Rượu, bia đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, làm kích thích bàng quang và làm tồi tệ hơn triệu chứng bệnh. Do vậy, nếu bàng quang của bạn tăng hoạt thì tốt nhất nên hạn chế sử dụng rượu, bia để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Thực phẩm cay nóng

Những loại thực phẩm cay nóng như ớt, các loại nước sốt cay… có thể gây kích ứng niêm mạc bàng quang, khiến các triệu chứng của bệnh bàng quang kích thích ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, để hạn chế những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són… thì những người mắc chứng bàng quang kích thích nên hạn chế đến mức tối đa những đồ ăn cay nóng.

Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C

Những thực phẩm  chứa nhiều vitamin C có tác dụng oxy hóa rất tốt, tuy nhiên những người mắc chứng bàng quang kích thích nên tránh xa những thực phẩm này. Bởi những thực phẩm này có thể gây kích thích bàng quang, có tác dụng lợi niệu, và điều này không hề tốt đối với những bệnh nhân mắc chứng bàng quang hoạt động quá mức.

Nước ngọt

Nước ngọt, soda có chứa nhiều cafein, đường, hoặc chất ngọt nhân tạo… tất cả những chất này đều không tốt cho bàng quang của bạn, làm trầm trọng hơn những triệu chứng của bàng quang kích thích như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són…

2. Tập luyện bàng quang
Tăng cường sức khỏe bàng quang bằng cách tập đi tiểu theo giờ. Bệnh nhân nên kìm nén cảm giác mắc tiểu nếu chưa đến thời gian quy định. Thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 2-3h, và không nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu.  

Ngoài ra, ghi nhật ký đi tiểu cũng là một trong những phương pháp được các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện hàng ngày. Đây là cơ sở để bác sĩ cũng như bệnh nhân nhận thức được mức độ của bàng quang kích thích, từ đó có hướng điều trị hợp lý và hiệu quả.

3. Giảm cân có thể giúp kiểm soát bàng quang tăng hoạt

Cân nặng quá mức sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ sàn chậu, góp phần làm bàng quang hoạt động quá mức. Vì thế, nếu bạn đang ở trong tình trạng béo phì thì nên có kế hoạch giảm cân hợp lý, đặt ra mục tiêu kết hợp với những thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để giúp làm giảm áp lực lên bàng quang. Bạn không nên áp dụng một chế độ ăn kiêng không khoa học và thiếu chất bởi ăn kiêng thường giúp bạn thành công trong thời gian ngắn nhưng hiếm khi đạt được hiệu quả giảm cân bền vững, vì một khi bạn áp dụng một chế độ ăn kiêng, bạn thường có thói quen ăn uống không lành mạnh. Đây có thể chính là nguyên nhân khiến bàng quang bị kích thích nhiều hơn.

4. Bài tập sàn chậu

Như đã đề cập ở trên, cơ sàn chậu là một trong những nhóm cơ rất quan trọng trong phản xạ đi tiểu bình thường. Nếu cơ này bị yếu đi thì sẽ dẫn đến những rối loạn tiểu tiện, chính là hội chứng bàng quang tăng hoạt.

Bạn không thể nhìn thấy cơ sàn chậu, nhưng cũng giống như cơ bắp ở tay và chân, các cơ sàn chậu sẽ suy yếu nếu không được tập luyện. Các bài tập sàn chậu (thường được gọi là bài tập Kegels) giúp tăng cường sự dẻo dai của nhóm cơ này khi được thực hiện liên tục ít nhất hai lần một ngày.

Cơ sàn chậu yếu sẽ dẫn đến những rối loạn tiểu tiện

5. Uống đủ nước

Uống nhiều nước thường là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho bạn tuy nhiênkhi bạn mắc hội chứng bàng quang kích thích, uống nhiều nước sẽ gây áp lực lên bàng quang và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Uống quá ít nước cũng không tốt cho cơ thể, vì khi đó nước tiểu sẽ cô đặc hơn, không những gây kích thích bàng quang mà còn là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, khiến cho tình trạng bệnh của bạn tồi tệ hơn.

Uong-du-nuoc-moi-ngay.jpg

Uống đủ nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh

Các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 4-8 ly nước mỗi ngày, ngoài ra bạn nên lưu ý:

- Quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu sẫm màu là một dấu hiệu cho thấy bạn không uống đủ nước. Nước tiểu không màu là dấu hiệu của việc uống quá nhiều.

- Bạn nên uống nhiều nước trong ngày và không nên uống nhiều nước vào ban đêm, nhất là trước khi đi ngủ.

- Nên uống nước lọc thay vì nước ngọt có gas hay các chất kích thích.

6. Ngưng hút thuốc lá

Hút thuốc làm kích thích niêm mạc bàng quang và thường khiến bạn ho nhiều hơn. Cả hai triệu chứng này đều không có lợi nếu bạn đang mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt vì có thể làm kích thích bàng quang nhiều hơn.

Vì thế, bạn nên ngưng hút thuốc lá nếu như không muốn phải suốt ngày phải vào nhà vệ sinh do hội chứng bàng quang tăng hoạt gây ra.

7. Điều trị táo bón

Táo bón mãn tính là một trong những yếu tố nguy cơ của hội chứng bàng quang kích thích. Tỷ lệ mắc bàng quang kích thích ở những người táo bón cao hơn những người không bị, ở cả nam và nữ. Vì thế, điều trị táo bón có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang kích thích như tiểu gấp và tiểu nhiều lần.

8. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá mức thường tập trung làm giảm các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu gấp… Một số loại thuốc thường được sử dụng trên thị trường hiện nay như nhóm thuốc kháng muscarinic, kháng cholinergic...

Thuốc điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng và táo bón. Nhưng nếu uống nước để hạn chế những tác dụng phụ này thì sẽ làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt bằng thuốc hiệu quả

9. Tiêm botox vào bàng quang

Thuốc tiêm botox (Botulinum toxin A) là một trong những lựa chọn thường được các chuyên gia sử dụng khi điều trị bàng quang hoạt động quá mức. Biện pháp này giúp làm giảm những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ hiệu quả.

Phương pháp này có thể hiệu quả kéo dài đến tám tháng. Sau đó, nếu tình trạng của bạn cải thiện thì không cần phải tiêm nữa.

Tiêm botox vào bàng quang thường được lựa chọn khi mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt

10. Trao đổi với bác sĩ

Khoảng 80% những người bị ảnh hưởng bởi hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể chữa khỏi hoặc cải thiện, tuy nhiên chỉ có một trong 12 người có vấn đề tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân khiến cho bàng quang của bạn hoạt động quá mức, sau đó sẽ có những liệu pháp điều trị phù hợp như thay đổi lối sống hành vi, sử dụng thuốc hay những biện pháp khác.  

Cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt bằng sản phẩm thảo dược 

Những biện pháp kể trên có thể giúp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhưng cần đến sự kiên trì của người bệnh. Đó là còn chưa kể đến không phải ai cũng có điều kiện để áp dụng những phương pháp này. 

Vì thế, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, vừa giúp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả, vừa tiết kiệm thời gian cho người bệnh. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương. 

Sản phẩm có thành phần chính là cao Bạch tật lê, giúp làm tăng trương lực cơ, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu và sức khỏe bàng quang, giúp hạn chế các rối loạn tiểu tiện do bàng quang tăng hoạt gây ra. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý khác như cao Hoàng cầm, cao Chi tử, cao Trinh nữ hoàng cung... giúp giảm viêm, giảm kích thích bàng quang, chống lại các tác nhân làm tắc nghẽn đường tiểu, duy trì lượng nước tiểu bình thường trong cơ thể. 

Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng, bạn có thể an tâm. 

z2880816810116_b0d85955ae4531499ae498f6b8120337.jpg

Ích Tiểu Vương - Kiểm soát bàng quang, làm chủ tiểu tiện

dat mua

Bài viết đã cung cấp cho bạn một số phương pháp có thể giúp kiểm soát hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả. Nếu bạn đang ở trong tình trạng như vậy thì ngoài việc áp dụng những phương pháp được nêu ra trong bài viết thì hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!

Đánh giá của chuyên gia 

Ích Tiểu Vương không chỉ chiếm được lòng tin người dùng mà còn được giới chuyên môn đánh giá cao. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của những thành phần trong sản phẩm, hãy cùng lắng nghe chuyên gia Trần Đình Ngạn chia sẻ qua video sau: 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bàng quang tăng hoạt quá mức và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ  (zalo/ viber) hotline: 0902207582.

Thu Trà
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh