Hầu như ngày nào bạn cũng phải loay hoay vào nhà vệ sinh chỉ để đi tiểu? Bạn ngại ngùng, xấu hổ và tự ti vì căn bệnh khó nói mang tên tiểu són, tiểu nhiều, tiểu gấp? Bạn không biết làm như thế nào để giải quyết vấn đề này? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu gấp là gì?

Hầu hết mọi người thường đi tiểu bốn đến tám lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 8 lần mỗi ngày hoặc thức dậy nhiều hơn một lần vào ban đêm để đi tiểu thì được coi là đi tiểu nhiều lần.

Tiểu gấp là tình trạng cơ thể không kìm nén được phản xạ đi tiểu, mắc tiểu là phải chạy vào nhà vệ sinh ngay lập tức.

Tiểu són là rối loạn tiểu tiện theo ngay sau tiểu gấp. Nếu như bạn muốn tiểu gấp nhưng không tìm được nhà vệ sinh thì có thể  són tiểu, “tè cả ra quần”.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những rối loạn tiểu tiện này, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp và nguy hiểm nhất:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mắc tiểu hoài là nhiễm trùng đường tiết niệu, thường là thận hoặc bàng quang. Đây là tình trạng bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu bởi quan hệ sinh dục bừa bãi hoặc vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách. 

Đái tháo đường

Một trong những triệu chứng ban đầu của đái tháo đường tuýp 1 và 2 là đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý này là do cơ thể cố gắng tự loại bỏ glucose không được sử dụng qua nước tiểu. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng có thể làm tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang, dẫn đến bàng quang tăng hoạt và gây ra tiểu nhiều, tiểu són, tiểu gấp.

Đái tháo đường có thể gây ra tiểu nhiều, tiểu són, tiểu gấp

Sử dụng thuốc lợi tiểu

Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc giãn cơ hoặc thuốc lợi tiểu có thể khiến bạn mót tiểu nhiều lần trong ngày.

Các vấn đề về tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt phì đại có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu gấp, tiểu són. Bởi kích thước tuyến tiền liệt to lên có thể chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, khiến bàng quang co lại làm giảm thể tích nước tiểu được chứa đựng.

Đột quỵ hoặc các bệnh thần kinh khác

Tổn thương dây thần kinh liên quan đến phản xạ đi tiểu có thể là nguyên nhân khiến bạn có những rối loạn tiểu tiện, bao gồm cả vấn đề tiểu nhiều, tiểu són, tiểu gấp.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB)

Những rối loạn tiểu tiện liên quan phần lớn đến bàng quang, trong đó phổ biến là hội chứng bàng quang tăng hoạt. Đây là tình trạng bàng quang co bóp quá mức, lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ mới 100-150ml là đã gây ra cảm giác mắc tiểu.

Một số nguyên nhân sinh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng mắc tiểu hoài trong ngày như uống quá nhiều nước, sử dụng nhiều chất kích thích bàng quang như rượu, cà phê, trà…

Chẩn đoán tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són như thế nào?

Bác sỹ sẽ thực hiện những bài kiểm tra thể chất và có một bài test về tiền sử bệnh hoặc những loại thuốc bạn đang dùng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Một số câu hỏi thường được sử dụng như:

- Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày và đêm?

- Màu sắc nước tiểu như thế nào?

- Bạn có thường xuyên đau, khó chịu hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu?

- Thói quen ăn uống của bạn như thế nào?

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ để chẩn đoán chính xác bệnh

Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể được thực hiện, tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe và tiền sử bệnh, như:

- Xét nghiệm nước tiểu

- Siêu âm

- Nội soi bàng quang

- Xét nghiệm thần kinh

Các biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cho tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp

Những rối loạn tiểu tiện này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn nên điều trị và kiểm soát tình trạng này kịp thời, không nên chủ quan và lơ là. Một số lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn có thể áp dụng tại nhà như:

Bài tập Kegel

Đây là một trong những bài tập co thắt và thư giãn cơ sàn chậu, giúp kiểm soát bàng quang và giảm tần suất đi tiểu. Bạn nên thực hiện liên tục hàng ngày và kéo dài trong ít nhất 2 tháng để đạt hiệu quả cao.

Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày

Một chế độ ăn uống “bừa bãi” là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều bệnh lý phát triển, trong đó có những bệnh lý ở đường tiết niệu. Hãy hạn chế những thức ăn cay nóng, đồ ăn sẵn, đồ uống kích thích bàng quang…

Tập Yoga

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những rối loạn tiểu tiện có thể được cải thiện đáng kể ở những người thường xuyên tập luyện yoga. Hãy nói chuyện với chuyên gia và tìm ra những cách tập phù hợp với bạn, vừa giảm tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp; vừa tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Luyện tập yoga giúp kiểm soát tình trạng bệnh

Luyện tập bàng quang

Một số thói quen hàng ngày vô tình khiến tình trạng bệnh của bạn nặng hơn, điển hình như đi tiểu ngay khi có cảm giác mắc tiểu. Vì thế, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là hãy kiên nhẫn, tập luyện bàng quang hàng ngày bằng cách xây dựng một lịch trình đi tiểu khoa học, rõ ràng và cố gắng tuân thủ tốt nhất có thể. Những bài tập tưởng chừng như đơn giản này có thể tăng cường sức khỏe bàng quang từ từ, kiểm soát hiệu quả triệu chứng tiểu nhiều, tiểu són, tiểu gấp.

Điều trị táo bón

Táo bón mãn tính là một trong những yếu tố khiến bạn tiểu nhiều hơn bình thường. Lượng phân cứng không được đào thải trong trực tràng có thể chèn ép lên bàng quang, làm giảm thể tích được chứa đựng và gây tiểu són, tiểu gấp, tiểu nhiều.

Ích Tiểu Vương – Giải pháp mới cho những người mắc chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són

Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són không phải là những căn bệnh vô hại. Kết hợp chặt chẽ việc chẩn đoán sớm và các phương pháp điều trị sẽ thu được kết quả tốt. Việc áp dụng những phương pháp trên rất có lợi với những người tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và kiên nhẫn để thực hiện. Và đay, giải pháp dành cho bạn chính là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són hiệu quả. Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng và giới chuyên gia đánh giá cao là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, được bào chế theo dây chuyền sản xuất hiện đại, rất an toàn và hiệu quả cho người dùng.

Sản phẩm có thành phần chính là Cao Bạch tật lê, giúp làm tăng trương lực cơ bàng quang, cơ sàn chậu, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu và sức khỏe bàng quang, kiểm soát hiệu quả tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp.

Ngoài ra, sản phẩm có nhiều thành phần thảo dược quý khác như như cao Chi tử, cao Hoàng cầm, cao Trinh nữ hoàng cung... giúp giảm viêm, giảm kích thích bàng quang, chống oxy hóa, chống lại các tác nhân làm tắc nghẽn đường tiểu, giúp lưu thông lượng nước tiểu bình thường trong cơ thể.

Đặc biệt, thành phần hạt bí ngô và cao Trinh nữ hoàng cung rất tốt cho những người tiểu nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt. Thành phần Soy isoflavones lại giúp phụ nữ trẻ đẹp, rất có lợi cho phụ nữ mãn kinh.

Ích Tiểu Vương - Kiểm soát bàng quang, làm chủ tiểu tiện 

Nói tóm lại, sản phẩm Ích Tiểu Vương chính là công thức toàn diện giúp hỗ trợ điều trị tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp, hội chứng bàng quang kích thích.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về những rối loạn tiểu tiện thường gặp như tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp. Hãy đi khám nếu thấy có những triệu chứng bất thường và kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Tiểu Vương để có một cuộc sống khỏe bạn nhé!

Chuyên gia nói gì về thành phần chính Bạch tật lê?

Bạch tật lê từ xa xưa đã là một trong những thảo dược quý, còn được nhiều người ví ngang nhân sâm. Ở Ấn Độ, Bạch tật lê là một trong những vị thảo dược có mặt trong những bài thuốc cổ truyền của người dân nơi đây, dùng chữa sỏi thận và đái dầm. Vậy tại sao Bạch tật lê lại có hiệu quả đối với những rối loạn tiểu tiện? Để hiểu rõ hơn về vị thảo dược quý này, mời bạn đọc cùng lắng nghe chuyên gia Trần Đình Ngạn phân tích: 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0902207582.

Mai Ngọc

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh