Tiểu không tự chủ ở phụ nữ gây nên sự bất tiện, khó chịu và cả sự xấu hổ cho người mắc. Chữa bệnh tiểu không tự chủ không khó nhưng đòi hỏi người mắc phải kiên trì và chọn đúng phương pháp điều trị mới có hiệu quả. Do đó, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh lý này.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ ở phụ nữ?
Bình thường, bàng quang chứa đựng được 400-620ml nước tiểu thì mới kích thích các cơ vòng bàng quang, dẫn đến phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên, khi các cơ bàng quang suy yếu, chức năng bàng quang bị rối loạn thì lượng nước tiểu mới chỉ 100-150ml là đã gây ra cảm giác mắc tiểu, biểu hiện thành chứng tiểu không tự chủ (tiểu són).
Tại sao tỷ lệ mắc tiểu không tự chủ ở phụ nữ thường cao hơn nam giới?
Tiểu không tự chủ là một trong những rối loạn tiểu tiện thường gặp, nhất là ở phụ nữ. Chỉ cần một kích thích nhẹ như cười, ho, hắt hơi là người mắc đã có cảm giác mót tiểu ngay lập tức, đôi khi vì không kịp vào nhà vệ sinh mà còn tiểu són tè cả ra quần. Các báo cáo cho thấy rằng, tỷ lệ mắc tiểu không tự chủ ở phụ nữ thường cao hơn, nhất là ở giai đoạn mãn kinh.
Vậy tại sao tiểu không tự chủ thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ? Điều này được giải thích do một số nguyên nhân sau:
- Cấu trúc giải phẫu: Niệu đạo của phụ nữ ngắn và thẳng hơn của nam giới, do đó khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt tới ngưỡng, phụ nữ thường không nhịn tiểu được lâu. Khi đó, chỉ cần một kích thích nhẹ là phụ nữ đã mắc tiểu ngay.
- Phụ nữ trải qua nhiều quá trình sinh lý như mang thai, sinh con và bước vào thời kỳ mãn kinh có thể làm suy yếu các cơ ở bàng quang và cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường. Do vậy, phụ nữ thường tiểu són nhiều hơn ở nam giới.
Bệnh tiểu són ở phụ nữ có tỷ lệ cao
4 cách nhanh chóng và dễ dàng để chữa bệnh tiểu không tự chủ ở phụ nữ
Căn bệnh khó nói mang tên “TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ” không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày, công việc và tâm lý cho người mắc. Vì vậy, điều trị sớm và đạt được hiệu quả là mong muốn của hầu hết người mắc. Một số phương pháp sau có thể giúp bạn cải thiện phần nào tình trạng bệnh lý này:
Các phương pháp thay đổi hành vi
Đây là những phương pháp được các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng đầu tiên để cải thiện tình trạng bệnh.
Luyện tập bàng quang
Để giảm thiểu chứng tiểu không tự chủ thì bạn có thể bắt đầu luyện tập bàng quang, bằng cách cố gắng kìm giữ nước tiểu trong thời gian dài nhất có thể mỗi khi bạn buồn đi tiểu. Phương pháp này giúp kéo giãn thời gian đi tiểu giữa 2 lần liên tiếp, tăng cường sức khỏe bàng quang từ từ.
Đi tiểu đôi
Phương pháp này được thực hiện bằng cách: Bạn đi tiểu, sau đó nghỉ ngắt quãng vài phút rồi lại tiếp tục đi tiểu, và tốt nhất là nên nghiêng người về phía trước. Biện pháp này giúp giải phóng nước tiểu hoàn toàn ra khỏi bàng quang, hạn chế tình trạng bệnh.
Kiểm soát chế độ ăn uống
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và thông minh không chỉ tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho cơ thể mà còn là “liều thuốc” giúp hạn chế tiểu không tự chủ ở phụ nữ hiệu quả. Nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ thay vì những thực phẩm chiên xào, nhiều mỡ động vật…
Bạn cũng không nên sử dụng các chất kích thích bàng quang như rượu, bia, cafein, các loại đồ uống có ga… bởi sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Một chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện tình trạng bệnh
Bài tập Kegel
Các bài tập Kegel giúp làm khỏe cơ sàn chậu và các cơ bàng quang, nên có thể kiểm soát việc đi tiểu hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Thắt các cơ lại để ngừng việc đi tiểu, giữ trong 5 giây sau đó lặp lại trong 5 giây.
- Thực hiện giữ các cơn co thắt trong khoảng 10 giây.
- Cố gắng làm 10 lần mỗi ngày với các bài tập trên.
Kích thích bằng thần kinh
Đây là phương pháp sử dụng điện cực đưa tạm thời vào trong âm đạo hoặc trực tràng để kích thích cơ chậu dưới, giúp hạn chế bệnh són tiểu nhiều lần ở nữ. Có hai loại liệu pháp thần kinh thường được sử dụng:
- Kích thích tế bào thần kinh đệm (SNS): Liệu pháp này được thực hiện bằng cách kích thích dây thần kinh cơ (gần gốc cột sống). Đây là dây thần kinh mang tín hiệu giữa tủy sống và bàng quang, giúp hoạt động đi tiểu diễn ra bình thường. Với phụ nữ tiểu không tự chủ, những tín hiệu từ các dây thần kinh này hoạt động không đúng cách, thường tăng hoạt nhiều hơn so với bình thường. Phương pháp SNS sẽ làm gián đoạn những tín hiệu này, giúp chúng quay về quỹ đạo bình thường và cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả.
- Kích thích dây thần kinh xương chày qua da (PTNS): Các chuyên gia sẽ đặt một điện cực kim loại gần mắt cá chân, từ đó các xung điện thần kinh sẽ chạy dọc theo đầu gối đến các dây thần kinh cơ kiểm soát hoạt động đi tiểu bình thường.
Sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh són tiểu ở phụ nữ
Hiện nay để tiết kiệm thời gian và thuận tiện thì nhiều người bệnh lựa chọn một số loại thuốc Tây y để điều trị chứng són tiểu. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Anticholinergics: Loại thuốc này làm thư giãn bàng quang khi nó hoạt động quá mức.
- Mirabegron: Dùng để giãn các cơ bàng quang và tăng lượng nước tiểu được chứa đựng.
- Estrogen: Có thể giảm các triệu chứng của són tiểu.
Bệnh tiểu són ở phụ nữ có thể được điều trị bằng thuốc
Sản phẩm thảo dược – Hy vọng mới dành cho phụ nữ bị tiểu không tự chủ
Ngoài những phương pháp trên thì ngày nay nhiều người có xu hướng lựa chọn những sản phẩm với nguồn gốc thảo dược, giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe bàng quang từ từ, tăng cường trương lực của cơ bàng quang, hạn chế tiểu không tự chủ hiệu quả.
Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng và giới chuyên gia đánh giá cao là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương. Sản phẩm có thành phần chính Bạch tật lê, giúp tăng trương lực cơ, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang, giảm tình trạng mót tiểu nhiều lần, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu đêm hiệu quả. Không những thế, Bạch tật lê còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, giúp chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể, chống viêm và làm giảm kích thích bàng quang.
Bạch tật lê – Thảo dược quý dành cho phụ nữ mắc tiểu không tự chủ
Ngoài ra, sản phẩm còn được kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất hạt Bí ngô, cao Chi tử, cao Hoàng cầm, Soy isoflavones, cao Trinh nữ hoàng cung… giúp chống viêm, chống kích thích bàng quang, khai thông đường tiểu, duy trì trương lực của cơ đáy và cơ vòng bàng quang, giúp duy trì chức năng bình thường của bàng quang, do đó làm giảm tình trạng mót tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, mắc tiểu nhiều lần, bàng quang tăng hoạt quá mức. Đặc biệt, sản phẩm còn có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các tác nhân làm tắc nghẽn đường tiểu, giúp duy trì lượng nước tiểu bình thường trong cơ thể.
Nói tóm lại, Ích Tiểu Vương được xem là công thức toàn diện giúp hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, bởi sản phẩm tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Bạn nên sử dụng sản phẩm liên tục trong vòng 1-3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện dùng, bạn có thể mang theo hàng ngày.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về tiểu không tự chủ ở phụ nữ. Hãy đi khám chuyên gia để có được những tư vấn chính xác, đồng thời sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nhé!
Tại sao Bạch tật lê lại có hiệu quả lên những rối loạn tiểu tiện? Chuyên gia giải đáp
Rối loạn tiểu tiện là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng hiện nay với nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó để cải thiện tình trạng này thì việc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Trong đó, Bạch tật lê là vị thuốc từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiểu tiện. Vậy tại sao Bạch tật lê lại có hiệu quả lên những rối loạn tiểu tiện? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng lắng nghe chuyên gia Trần Đình Ngạn phân tích trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu không tự chủ ở phụ nữ và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0902207582.
Lan Hương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh