Đái dầm là tình trạng thải nước tiểu một cách không tự chủ, thường xảy ra vào ban đêm trong khi ngủ. Đái dầm là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, ở một số ít người lớn cũng xuất hiện tình trạng đái dầm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm? Cách điều trị dứt điểm tình trạng đái dầm là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về vấn đề này!
Đái dầm là tình trạng như thế nào?
Đái dầm là tình trạng thải nước tiểu một cách không tự chủ, thường xảy ra vào ban đêm trong khi ngủ. Đái dầm là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Ước tính cho thấy, 7% bé trai và 3% bé gái 5 tuổi bị đái dầm. Con số này giảm xuống còn 3% bé trai và 2% bé gái trong khoảng 10 tuổi. Hầu hết tình trạng đái dầm sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên, với chỉ khoảng 1% nam giới và dưới 1% nữ giới mắc chứng rối loạn này ở tuổi 18.
Có hai loại đái dầm:
- Đái dầm ở trẻ em dưới 6 tuổi: Ở độ tuổi này chức năng thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện, dẫn tới khả năng kiểm soát bàng quang còn kém. Đây là kiểu đái dầm phổ biến nhất.
- Đái dầm thứ phát là tình trạng xảy ra ít nhất 6 tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi một người đã học được cách kiểm soát bàng quang.
Đái dầm là tình trạng gặp chủ yếu trên đối tượng là trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm
Không phải lúc nào cũng có thể tìm kiếm được chính xác nguyên nhân gây ra đái dầm ban đêm. Nhưng các yếu tố sau có thể đóng một vai trò trong việc gây ra chứng đái dầm:
Đái dầm do di truyền
Các nhà khoa học đã xác định được các gen cụ thể gây ra chứng đái dầm. Vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều mắc chứng đái dầm khi còn nhỏ, nguy cơ con của họ sẽ gặp tình trạng này là rất cao.
Đái dầm do ảnh hưởng của nội tiết tố
Cơ thể sản xuất một loại hormon chống bài niệu vào ban đêm gọi là ADH, làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu của thận trong khi bạn đang ngủ. Với những người mắc chứng đái dầm, hormone này không được sản xuất với số lượng đủ lớn để làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu, dẫn đến chứng đái dầm. Đây cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh tiểu đường tuýp I và tuýp II.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày
Sử dụng các chất kích thích bàng quang như rượu và cafein cũng có thể góp phần khiến số lần đi tiểu trong ngày nhiều hơn. Ngoài ra, còn có vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Một số thanh thiếu niên có thể ngủ sâu đến mức không thức dậy khi cần đi tiểu.
Ở những người có vấn đề tâm lý, nguy cơ đái dầm của họ cao hơn. Các chuyên gia cũng tin rằng, căng thẳng có thể liên quan đến chứng đái dầm.
Đái dầm do tác dụng phụ của thuốc
Đái dầm có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc trị mất ngủ và thuốc dùng cho mục đích tâm thần như thioridazine, clozapine, risperidone. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng đào thải nước tiểu ra bên ngoài, gây nên chứng đái dầm.
Đái dầm xảy ra do tác dụng phụ của thuốc
Thay đổi cấu trúc cơ thể
Đái dầm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề ở niệu đạo, niệu quản, tuyến tiền liệt hoặc khung chậu bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, tuyến tiền liệt phì đại, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.
Đối với một số người mắc chứng đái dầm, cơ bàng quang co thắt quá nhiều có thể khiến bàng quang không giữ được nước tiểu như bình thường. Ngoài ra, thanh thiếu niên và người lớn có cấu tạo bàng quang nhỏ cũng làm cản trở việc chứa nhiều nước tiểu.
>>> Xem thêm: Hội chứng bàng quang kích thích – “Thủ phạm” gây tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu không tự chủ
Phương pháp chẩn đoán đái dầm
Nếu bạn gặp khó khăn khi kiểm soát nước tiểu vào ban đêm, hãy đến bệnh viện để tìm hiểu thêm về chứng đái dầm và loại trừ khả năng do vấn đề y tế.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám và hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng cũng có thể liên quan. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi thêm về cách ngủ, thói quen đi tiểu và các triệu chứng tiết niệu (chẳng hạn như đi tiểu nhiều hoặc kèm đau rát). Bác sĩ cũng có thể xem xét về những tình huống gây căng thẳng nào có thể góp phần ảnh hưởng tới tình trạng đái dầm của bạn.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bao gồm kiểm tra máu, phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu. Trong các xét nghiệm này, nước tiểu và máu được kiểm tra để tìm các dấu hiệu đo lượng đường trong máu, xem vi khuẩn có xuất hiện trong nước tiểu hay không.
Các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến chứng đái dầm bao gồm tiểu đường, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu. Ngoài ra, để kiểm tra kỹ hơn về giải phẫu cấu trúc bàng quang, đường tiết niệu, kiểm tra dị vật thì người bệnh cần chụp CT, soi bàng quang.
Xét nghiệm nước tiểu thường dùng để chẩn đoán đái dầm
Cách điều trị chứng đái dầm
Có thể không cần điều trị đối với những trường hợp đái dầm nhẹ ở trẻ. Vì hầu hết trẻ em mắc chứng này sẽ hết đái dầm khi chúng lớn lên (thường là trở thành thiếu niên). Tuy nhiên, đối với người lớn hoặc trường hợp trẻ đái dầm liên tục mỗi ngày hoặc/và kèm theo các triệu chứng khác như đau khi tiểu, nước tiểu có mùi hôi hay bị đục,... thì việc can thiệp điều trị y tế là cần thiết.
Dưới đây là một số những phương pháp giúp cải thiện tình trạng đái dầm:
Điều chỉnh hành vi, lối sống
Nếu tiền sử và khám sức khỏe không tìm thấy vấn đề, xét nghiệm nước tiểu không có gì bất thường, một số phương pháp tiếp cận hành vi có thể được sử dụng để điều trị. Đây là biện pháp được khuyến khích nhất và có hiệu quả ở hơn 75% số người bệnh:
- Quản lý việc ăn và uống trước khi đi ngủ: Giảm lượng chất lỏng và đi vệ sinh ngay trước khi đi ngủ.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang: Chúng bao gồm cà phê, trà, sô cô la và nước ngọt hoặc đồ uống có ga.
- Sử dụng kỹ thuật hình ảnh tích cực: Nghĩ đến việc thức dậy trong trạng thái khô ráo trước khi ngủ giúp một số người ngừng chứng đái dầm.
- Sử dụng báo động khi đái dầm: Với các cảnh báo này, chuông hoặc còi sẽ vang lên khi một người bắt đầu đái ướt giường. Sau đó, họ có thể nhanh chóng đi vệ sinh và ngủ tiếp mà không làm ướt giường quá nhiều. Các nghiên cứu về chứng đái dầm cho thấy việc sử dụng thiết bị báo động nước tiểu giúp giảm tỷ lệ tái phát bệnh trong khoảng từ 5-10% và được coi là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Chìa khóa để phương pháp báo động chứng đái dầm thành công là thức dậy nhanh chóng. Một người thức dậy càng sớm thì việc điều chỉnh hành vi càng hiệu quả để báo cho não bộ thức dậy hoặc gửi tín hiệu đến bàng quang giữ nước tiểu cho đến sáng. Cuối cùng, bạn có thể tập thói quen dậy trước khi chuông báo thức vang lên hoặc nhịn tiểu cho đến sáng.
- Huấn luyện bàng quang: Kỹ thuật này kiểm soát việc đi vệ sinh theo lịch trình thường xuyên được định giờ với thời gian tăng dần. Điều này giúp bạn quen với việc “nhịn” đi tiểu trong thời gian dài hơn, làm tăng kích thước của bàng quang. Hiện nay, tập luyện bàng quang thường được sử dụng như một phần của chương trình điều trị đái dầm.
- Phần thưởng: Một số người thấy rằng việc tự thưởng cho bản thân hay có thể thưởng cho trẻ nhỏ khi thức dậy khô ráo cũng đem lại tác dụng.
Hẹn giờ đi tiểu ban đêm là cách cải thiện đái dầm cho hiệu quả cao
Dùng thuốc tây điều trị đái dầm
Với trường hợp mắc chứng đái dầm nghiêm trọng hoặc không thấy hiệu quả khi áp dụng những cách trên, có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ giải quyết triệu chứng và có thể tái phát khi ngừng sử dụng.
Các loại thuốc phổ biến nhất là nhóm thuốc có cơ chế hoạt động tương tự hormone ADH, làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu trong thận, giãn bàng quang - cho phép nó chứa nhiều nước tiểu hơn từ đó giảm đái dầm. Cụ thể:
- Thuốc desmopressin acetate có công dụng là tác động đến quá trình sản xuất nước tiểu của thận, khiến nước tiểu cô đặc hơn.
- Thuốc imipramine là một loại thuốc chống trầm cảm cũng được phát hiện hữu ích để điều trị chứng đái dầm.
Thuốc thường không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thận trọng khi dùng thuốc trị đái dầm cho trẻ
Sử dụng thảo dược cải thiện tình trạng đái dầm
Rất nhiều loại thảo dược được chứng minh tác dụng trong cải thiện tình trạng đái dầm, chẳng hạn như:
- Hoàng cầm: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hoàng cầm có tác dụng trong điều trị chứng đái ra máu. Với thành phần hóa học rất giàu flavonoid, bao gồm chrysin, baicalein, norwogonin, oroxylin A, scutellarein, đặc biệt baicalin và wogonin là hai thành phần chính thể hiện đặc tính chống viêm. Từ đó cho thấy hoàng cầm có công dụng làm giảm độc tính tế bào, giảm sự biểu hiện cyclooxygenase 2, prostaglandin E2. Đây được coi là nền tảng tạo ra các loại thuốc bảo vệ niệu đạo mới.
- Hạt bí ngô: Giàu các loại axit béo, protein, carbohydrate và khoáng chất giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn tiết niệu trong đó có tiểu gấp, tiểu nhiều liên tục cả đêm và ngày, tiểu không kiểm soát,...
- Trinh nữ hoàng cung: Chiết xuất của cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng điều trị ung thư biểu mô tuyến tiền liệt do ức chế đáng kể các tế bào tế bào ung thư tuyến tiền liệt (PC3 và LNCaP) và cả tế bào tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH-1) ở người. Ngoài ra, trinh nữ hoàng cung còn có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa tế bào.
- Bạch tật lê: Từ xưa, bạch tật lê đã có trong thành phần 5 loại thuốc sắc cổ truyền của Ấn Độ dùng để điều trị bệnh sỏi thận. Do chứa nhiều hoạt chất quý bao gồm alkaloid, chất béo, tinh dầu, natri, tanin, phylloerrythrinl, saponin, flavonoid… đặc biệt là thành phần alkaloid có trong hạt và kali clorid trong quả bạch tật lê giúp lợi tiểu. Không những thế, bạch tật lê còn giúp tăng trương lực cơ nhờ vậy kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường ở bàng quang cũng như vùng chậu. Từ đó làm tăng khả năng chứa đựng nước tiểu, tăng sức khỏe của bàng quang và kiểm soát hiệu quả chứng đi tiểu ban đêm.
Trinh nữ hoàng cung, bạch tật lê có hiệu quả cao trong điều trị đái dầm
Phẫu thuật điều trị đái dầm
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng, chỉ nên được xem xét khi các lựa chọn không xâm lấn khác không có tác dụng. Bao gồm:
- Kích thích dây thần kinh xương cùng. Khi rễ thần kinh xương cùng chịu kích thích sẽ làm giảm hoạt động ở cơ bàng quang, giúp cơ này được thư giãn và không bị co thắt liên tục. Cách này được khuyến khích nếu bạn mắc chứng tiểu không tự chủ mức độ trung bình đến nặng.
- Phẫu thuật mở rộng bàng quang được thực hiện bằng cách cắt mở và thêm một miếng vá lấy từ ruột để tăng sức chứa của bàng quang.
- Phẫu thuật thực hiện cắt bỏ một phần cơ bên ngoài bao quanh bàng quang, tăng cường chức năng của các cơ co thắt bàng quang còn lại và giảm số lượng cơn co thắt.
Sản phẩm thảo dược Ích Tiểu Vương giúp cải thiện đái dầm hiệu quả
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược được coi là một trong những biện pháp điều trị đái dầm hiệu quả nhất hiện nay. Trong số đó, Ích Tiểu Vương chính là sản phẩm với nhiều ưu điểm nổi bật giúp cải thiện tình trạng đái dầm.
Ích Tiểu Vương chứa thành phần chính là bạch tật lê phối hợp cùng nhiều dược liệu khác như chiết xuất hạt bí ngô, cao trinh nữ hoàng cung, cao hoàng cầm,… Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính và không có tác dụng phụ cho người sử dụng.
Ích Tiểu Vương hỗ trợ cải thiện đái dầm hiệu quả
Một số giải thưởng của sản phẩm Ích Tiểu Vương
Từ khi ra đời đến nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương đã nhận được rất nhiều tin tưởng của người dùng và tự hào khi vinh dự được nhận 2 giải thưởng là:
- Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt Nhất cho Gia đình, Trẻ em năm 2019
- Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế năm 2020
Giải thưởng của sản phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương
Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách điều trị đái dầm. Nếu còn thắc mắc về vấn đề đái nhiều tốt hay xấu hoặc đặt mua sản phẩm Ích Tiểu Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0902207582 hoặc để lại bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ tư vấn tận tình cho bạn.
Tài liệu tham khảo
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000703.htm