Hiện nay số người mắc chứng tiểu không tự chủ ngày càng tăng. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tiểu không tự chủ là gì? Nguyên nhân nào gây tiểu không tự chủ? Tiểu không tự chủ có mấy loại? Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp cho bạn 3 cách chữa tiểu không tự chủ hiệu quả.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, khiến nước tiểu rỉ ra ngoài ý muốn. Đây là tình trạng phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng chiếm đa số ở phụ nữ.
Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu không tự chủ là do bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích). Thông thường khi bàng quang chứa đầy nước tiểu (400 – 620ml), sẽ gửi tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang và sau đó cơ vòng bàng quang sẽ giãn ra để nước tiểu thoát ra ngoài. Nhưng ở những người mắc chứng bàng quang tăng hoạt thì chỉ một lượng nước tiểu nhỏ đã gây kích thích và có cảm giác buồn tiểu, dẫn đến tiểu không tự chủ.
Bên cạnh bàng quang tăng hoạt còn một số nguyên nhân khác gây tiểu không tự chủ như:
- Bệnh lý đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu, u tuyến tiền liệt, u hay sỏi bàng quang,…).
- Rối loạn hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang (bệnh Parkinson, Alzeimer, đột quỵ,…) do tổn thương não hay tủy sống.
- Căng thẳng trong công việc, cuộc sống làm tăng áp lực lên bàng quang, gây kích thích dẫn đến tiểu không tự chủ.
- Khi lớn tuổi thì cơ bàng quang sẽ suy yếu, làm gia tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
- Những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều cũng dễ mắc tiểu không tự chủ hơn bởi đây đều là những chất gây kích thích bàng quang.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ là gì?
>>> Quý độc giả có thể xem thêm để tránh bị tiểu són, tiểu không tự chủ, chúng ta nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào do chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh phân tích trong video sau:
Tiểu không tự chủ có mấy loại?
Tiểu không tự chủ được chia thành 4 loại, bao gồm:
- Tiểu không tự chủ do căng thẳng: Tình trạng này xảy ra khi ho, hắt hơi, cười,… tạo nên áp lực lên cơ vòng bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ. Đây là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, sau sinh hay sau thời kỳ mãn kinh.
- Tiểu không tự chủ do thôi thúc: Người mắc có cảm giác muốn đi tiểu mạnh nhưng lại không kiểm soát được khiến nước tiểu thoát ra khi chưa kịp vào nhà vệ sinh.
- Tiểu không tự chủ do ứ đọng: Là tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn, ứ đọng tạo nên áp lực lên bàng quang gây ra sự rò rỉ. Tiểu không tự chủ do ứ đọng thường gặp ở nam giới phì đại tuyến tiền liệt.
- Tiểu không tự chủ thường trực: Tình trạng này xảy ra khi cơ vòng bàng quang không còn hoạt động hoặc có lỗ dò từ bàng quang ra ngoài khiến người mắc luôn bị són tiểu ra ngoài.
Tiểu không tự chủ có mấy loại?
3 cách chữa tiểu không tự chủ hiệu quả
Tiểu không tự chủ gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt nên cần có biện pháp cải thiện hiệu quả. Sau đâu là 3 cách chữa tiểu không tự chủ phổ biến:
Thay đổi thói quen, lối sống
Thay đổi thói quen, lối sống là lựa chọn đầu tiên dành cho người mắc tiểu không tự chủ sớm (khoảng 6 – 12 tháng đầu). Bài tập kegel là phương pháp được khuyên dùng rộng rãi nhất, tuy nhiên, hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh.
Bên cạnh bài tập kegel thì bạn cũng nên duy trì cho mình chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giữa các chất, không nên uống nhiều rượu, bia hay ăn đồ cay nóng gây kích thích bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ.
Dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc được sử dụng điều trị tiểu không tự chủ. Chuyên gia lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiểu không tự chủ.
Nhóm thuốc kháng cholinergic
Một số thuốc của nhóm này như oxybutynin, tolterodin, darifenacin,… có tác dụng giãn cơ bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu, cải thiện chứng tiểu không tự chủ hiệu quả. Tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng phụ khô miệng, táo bón, mờ mắt, đỏ bừng mặt,…
Nhóm thuốc kháng sinh
Nhóm beta - lactamin, quinolon,… được sử dụng điều trị tiểu không tự chủ do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Dùng thuốc giúp cải thiện tiểu không tự chủ
Bổ sung estrogen
Estrogen là nội tiết tố sinh dục nữ, có thể bổ sung liều thấp ở dạng kem thoa hay thuốc đặt âm đạo. Estrogen thường được sử dụng điều trị tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau mãn kinh.
Phẫu thuật
Với những người không đáp ứng được các biện pháp trên thì phẫu thuật là phương pháp nên xem xét.
Tiêm chất làm đầy thành niệu đạo
Các chất như teflon, collagen, các hạt macropic và silicon được tiêm để làm đầy thành niệu đạo, tăng cường khả năng đóng mở của cơ thắt, kiểm soát tốt hơn hoạt động tiểu tiện.
Thủ thuật treo
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đưa ra ngoài. Với thủ thuật treo, chuyên gia sẽ sử dụng mô của chính bệnh nhân, vật liệu tổng hợp hay mô hiến tặng để tạo ra một chỗ treo giúp hỗ trợ niệu đạo, cải thiện sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát.
Cải thiện tiểu không tự chủ bằng thảo dược thiên nhiên
Tiểu không tự chủ là tình trạng phổ biến hiện nay, bắt nguồn từ nguyên nhân chính là cơ bàng quang yếu, khiến bàng quang kích thích quá mức. Do vậy, để hạn chế tình trạng này cần tăng cường trương lực cơ bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu. Ngày nay, giải pháp được chuyên gia khuyên dùng để đáp ứng mục tiêu điều trị trên là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó, Ích Tiểu Vương là lựa chọn nhiều người tin dùng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương
Ích Tiểu Vương với thành phần chính là bạch tật lê. Đây không chỉ là vị thuốc nổi tiếng trị đái dầm và sỏi thận trong dân gian mà đã có nhiều nghiên cứu chứng minh alcaloid và KCl trong quả, hạt bạch tật lê có tác dụng lên rối loạn tiểu tiện như tiểu không tự chủ. Bạch tật lê giúp tăng trương lực cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang, do đó giảm tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất hạt bí ngô, cao chi tử, cao hoàng cầm, soy isoflavones, cao trinh nữ hoàng cung,… giúp chống kích thích bàng quang, duy trì trương lực cơ đáy và cơ vòng bàng quang, duy trì chức năng bình thường của bàng quang, do đó giảm tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ.
Do vậy, Ích Tiểu Vương được xem là công thức toàn diện giúp hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, bởi sản phẩm tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng bệnh.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về tình trạng tiểu không tự chủ. Hãy sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương để có cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!
Góc chia sẻ
Tài khoản Facebook Nguyễn Hằng chia sẻ:
“Mình bị không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện, chỉ cần một kích thích nhỏ như cười, ho, hắt hơi, nâng vật nặng,… là đã có thể “tè” cả ra quần. Mình đi khám thì được biết là tại bàng quang bị kích thích, làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu, sau đó lấy thuốc uống nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi lại “đâu đóng đấy”. May mắn thế nào, mình tâm sự với chị cùng công ty thì được giới thiệu Ích Tiểu Vương. Thấy chị bảo sản phẩm giúp tăng cường chức năng cơ bàng quang, tăng khả năng giữ nước tiểu của bàng quang và giảm tình trạng tiểu không tự chủ. Nghe thấy thích quá nên mình mua ngay về uống. Thế mà, sau khi sử dụng 2 hộp thì tình trạng đã cải thiện đáng kể, nhưng mình vẫn kiên trì dùng hết liệu trình vì đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên không lo tác dụng phụ”.
Tại sao bạch tật lê lại có hiệu quả đối với chứng rối loạn tiểu tiện? Chuyên gia giải đáp
Tại sao bạch tật lê lại có hiệu quả lên những rối loạn tiểu tiện? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng lắng nghe chuyên gia Trần Đình Ngạn phân tích trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu không tự chủ và đặt mua sản phẩm Ích Tiểu Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0902207582.
Linh Trang
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh