Tiểu không tự chủ ngày càng có xu hướng gia tăng, gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Vậy tiểu không tự chủ là tình trạng như thế nào? Chẩn đoán tiểu không tự chủ bằng cách nào? Tiểu không tự chủ có nguy hiểm không và làm sao để ngăn ngừa tình trạng này? Để biết câu trả lời chính xác, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây!
Tiểu không tự chủ là tình trạng như thế nào?
Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu ra ngoài ý muốn. Tiểu không tự chủ được chia thành 4 loại:
- Tiểu không tự chủ do áp lực: Là sự rò rỉ nước tiểu khi ho, cười hay hắt hơi. Tình trạng này xảy ra do sự suy yếu của các mô nâng đỡ bàng quang hoặc cơ của niệu đạo.
- Tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt: Sự rò rỉ nước tiểu gây ra bởi hoạt động quá mức của các cơ bàng quang hoặc các vấn đề về thần kinh truyền tín hiệu đến bàng quang.
- Tiểu không tự chủ tràn đầy: Sự rò rỉ đều đặn một lượng nước tiểu nhỏ do bàng quang không rỗng trong suốt quá trình bài tiết.
- Tiểu không tự chủ hỗn hợp: Là tiểu không tự chủ bao gồm cả tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt.
Tiểu không tự chủ là tình trạng như thế nào?
>>> Quý độc giả có thể xem thêm tiểu són, tiểu không tự chủ là gì? Tại sao tình trạng này lại gặp nhiều ở nữ giới do chuyên gia Đoàn Văn Đệ phân tích trong video sau:
Chẩn đoán tiểu không tự chủ bằng cách nào?
Tiểu không tự chủ có thể cải thiện nếu được phát hiện sớm. Dưới đây là một số cách chẩn đoán tiểu không tự chủ:
- Đo dung tích bàng quang: Bàng quang được làm đầy nhờ một ống dẫn. Thể tích đưa vào chính là dung tích bàng quang có thể chứa đựng. Mục đích của phương pháp này để xác định tiểu không tự chủ có phải do bàng quang nhỏ hay không.
- Đo thể tích nước tiểu tồn đọng: Đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện được bằng một thiết bị siêu âm hoặc đặt một ống dẫn trong bàng quang của bạn.
- Soi bàng quang: Phương pháp này được sử dụng để để quan sát bên trong bàng quang và niệu đạo xem có dị vật hay sỏi hay không.
>>> Xem thêm: Mách bạn 3 cách chữa tiểu không tự chủ hiệu quả
Tiểu không tự chủ có nguy hiểm không?
Tiểu không tự chủ là rối loạn tiểu tiện của cơ thể. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc thì tiểu không tự chủ có thể tiềm ẩn bệnh lý như:
Hội chứng bàng quang kích thích
Bàng quang kích thích là tình trạng các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường bị suy yếu dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang, khiến người mắc tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây kích thích bàng quang, khiến bạn đi tiểu nhiều lần và không kịp vào nhà vệ sinh sẽ dẫn đến tiểu không tự chủ.
Sỏi, dị vật đường tiết niệu
Sỏi, dị vật đường tiết niệu (sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) cản trở dòng chảy của nước tiểu dẫn đến tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ.
Táo bón
Trực tràng nằm gần bàng quang và có nhiều dây thần kinh giống nhau. Khi bị táo bón, lượng phân cứng bị nén lại trong trực tràng quá lâu làm cho các dây thần kinh này hoạt động quá mức vì thế tăng tần suất đi tiểu.
Rối loạn thần kinh
Các bệnh lý về thần kinh như bệnh đa xơ cứng, parkinson, đột quỵ, u não,… làm cản trở tín hiệu thần kinh liên quan đến phản xạ đi tiểu được truyền đi từ bàng quang, gây ra tiểu không tự chủ.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tiểu không tự chủ có thể là dấu hiệu cho biết cơ thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, bạn không nên chủ quan.
>>> Xem thêm: Tiểu không tự chủ ở người già có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị hiệu quả?
Ngăn ngừa tiểu không tự chủ bằng cách nào?
Tiểu không tự chủ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người mắc, vì vậy làm sao để ngăn ngừa tình trạng này đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh tiểu không tự chủ:
Uống đủ nước
Nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể chúng ta, uống ít nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, trầm trọng hơn chứng tiểu không tự chủ. Vì vậy mỗi người nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Uống đủ nước giúp cải thiện tiểu không tự chủ
Thay đổi thói quen ăn uống
Hạn chế một số đồ ăn gây lợi tiểu, kích thích bàng quang như: Ớt, cà phê, bia, rượu, cam, chanh,…
Chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ, hạn chế táo bón, kết hợp với thể dục thể thao điều độ, duy trì cân nặng phù hợp là lời khuyên chuyên gia dành cho bạn khi mắc tiểu không tự chủ.
Thay đổi thói quen đi tiểu
Lên kế hoạch đi tiểu theo giờ. Nếu chưa đến giờ mà mắc tiểu thì bạn nên cố nhịn thêm 5 – 10 phút, sau đó kéo dài thời gian giữa 2 lần đi tiểu khoảng 2 giờ là hợp lý. Tư thế ngồi tiểu đúng cách, tránh ngồi xổm, đứng lâu làm tăng áp lực ổ bụng.
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ
Ngày nay, bên cạnh các biện pháp trên, sử dụng sản phẩm thảo dược để kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ là một giải pháp được nhiều người lựa chọn, bởi vừa mang lại hiệu quả cao, vừa an toàn. Hiểu được tâm lý đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ lưỡng và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương, có thành phần hoàn toàn từ những thảo dược quý, sản xuất dưới dạng viên nén tiện dùng. Sản phẩm có thành phần chính là cao bạch tật lê. Đây là một thảo dược quý, được ông cha ta sử dụng từ xa xưa trong những bài thuốc trị đái dầm và sỏi thận. Vậy tại sao bạch tật lê lại tốt như vậy?
Thứ nhất: Bạch tật lê làm tăng trương lực của cơ trơn, giúp bàng quang co giãn tốt, giữ được nhiều nước tiểu hơn.
Bạch tật lê giúp cải thiện tiểu không tự chủ
Thứ hai: Bạch tật lê không những làm tăng sự dẻo dai của các cơ nâng đỡ bàng quang mà còn tăng trương lực của cơ co thắt ở cổ bàng quang, do đó làm giảm cảm giác buồn tiểu và giảm kích thích lên trung tâm mót tiểu ở đại não, cải thiện tiểu không tự chủ hiệu quả.
Thứ ba: Bạch tật lê có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng, tác động tốt lên hệ thần kinh, chống quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể bởi các gốc tự do gây ra, do đó cũng làm giảm kích thích ở bàng quang và cải thiện những rối loạn tiểu tiện hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương
Không những thế, sản phẩm còn được kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất hạt bí ngô, cao chi tử, cao hoàng cầm, soy isoflavones, cao trinh nữ hoàng cung,… giúp chống viêm, chống kích thích bàng quang, khai thông đường tiểu, duy trì trương lực của cơ đáy và cơ vòng bàng quang, giúp duy trì chức năng bình thường của bàng quang, do đó làm giảm tình trạng tiểu rắt, tiểu không tự chủ, mắc tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm, bàng quang tăng hoạt quá mức.
Ích Tiểu Vương được xem là công thức toàn diện giúp hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, bởi sản phẩm tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện dùng, bạn có thể mang theo hàng ngày.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về tình trạng tiểu không tự chủ. Hãy sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nhé!
>>> Xem thêm: Cải thiện tiểu không tự chủ bằng cách nào?
Tại sao bạch tật lê lại có hiệu quả lên những rối loạn tiểu tiện? Chuyên gia giải đáp
Tại sao bạch tật lê lại có hiệu quả lên những rối loạn tiểu tiện? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng lắng nghe chuyên gia Trần Đình Ngạn phân tích trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng tiểu không tự chủ và đặt mua sản phẩm Ích Tiểu Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006103 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0902207582.
Mai Hoa
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh